Mua bạc nitrat ở đâu uy tín, giá tốt ?

                                           Mua bạc nitrat ở đâu uy tín, giá tốt ?

1. Tổng quan:

1.1 Mua bạc nitrat ở đâu uy tín, giá tốt ?

1.2 Bạc nitrat là gì? Công thức hóa học của bạc nitrat ?

2. Các tính chất đặc trưng của bạc nitrat

2.1 Tính chất vật lý

2.2 Tính chất hóa học

3. Cách điều chế bạc nitrat hiện nay

4. Một số ứng dụng của bạc nitrat

4.1. Trong công nghiệp

4.2. Trong hóa học phân tích

4.3. Trong y học

———————-

1. Tổng quan:

1.1 Mua bạc nitrat ở đâu uy tín, giá tốt ?

Trên thị trường hiện nay khá nhiều cơ sở bán bạc nitrat nhưng khách hàng vẫn cảm thấy băn khoăn khi lựa chọn địa chỉ mua sản phẩm này,

Do không biết đâu mới là nơi bán bạc nitrat vừa có chất lượng đảm bảo, lại vừa có giá thành phù hợp.

Và để quý khách hàng không còn phải bận tâm về vấn đề này nữa, chúng tôi xin đưa ra một gợi ý về địa chỉ mua bạc nitrat uy tín và giá tốt, đó chính là tại giabac.net

Với nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh hóa chất, chúng tôi cam kết các sản phẩm bạc nitrat được cung cấp bởi VME luôn có chất lượng đảm bảo, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và được bán với mức giá cạnh tranh nhất trên thị trường, có thể cung cấp số lượng lớn.

Nếu quý khách nào có nhu cầu mua bạc nitrat thì hãy liên hệ theo số hotline 0902796787 để chúng tôi kịp thời hỗ trợ và báo giá chi tiết.

 Bạc nitrat là gì? Công thức hóa học của bạc nitrat? Bạc nitrat có tính chất vật lý và tính chất hóa học như thế nào? Ứng dụng của bạc nitrat ra sao ?  Chúng ta cùng tìm hiểu:

1.2 Bạc nitrat là gì? Công thức hóa học của bạc nitrat ?

Bạc nitrat là hợp chất hóa học phổ biến của bạc với axit nitric có công thức hóa học là AgNO3. Nó tồn tại ở dạng một tinh thể không màu, dễ tan trong nước.

Công thức của bạc nitrat

Trong dung dịch AgNO3 có chứa một lượng lớn các ion bạc nên nó có tính oxy hóa mạnh và có khả năng ăn mòn nhất định. Để bảo quản dung dịch nước và chất rắn của bạc nitrat, người ta thường dùng các chai thuốc thử màu nâu.

Hiện nay, bạc nitrat được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống như mạ bạc, in ấn, y tế, nhuộm tóc, thử nghiệm ion clorua, ion iodide,…

Một số tên gọi khác: Bạc đơn sắc, Muối axit nitric (I), …

2. Các tính chất đặc trưng của bạc nitrat

2.1 Tính chất vật lý

Bạc nitrat tồn tại ở dạng tinh thể rắn màu trắng, không mùi, tan tốt trong nước, không hút ẩm, không nhạy cảm với ánh sáng. Cấu trúc của bạc nitrat bao gồm một cation bạc (Ag) và một anion nitrat (NO3+-).

Cấu trúc phân tử bạc nitrat

Bạc nitrat có đặc tính oxy hóa mạnh, có tính độc hại và ăn mòn cao.

Khi đung nóng ở nhiệt độ cao, AgNO3 bị phân hủy. Nếu đun nóng ở nhiệt độ trên 320 độ C, nó sẽ mất oxy và tạo thành bạc nitrit (AgNO2) ít tan trong nước. Nếu tiếp tục tăng nhiệt độ lên cao hơn nữa thì đến mức nhiệt cao nhất, bạc nitrat sẽ trở thành kim loại bạc

Ngoại quan Chất rắn màu trắng
Mùi Không mùi
Khối lượng riêng 4.35 g/cm3

Điểm nóng chảy

Điểm sôi

212 °C (485 K; 414 °F)

444 °C (717 K; 831 °F)

Độ hòa tan trong nước 1220 g/l (0 °C)

2160 g/l (20 °C)

4400 g/l (60 °C)

7330 g/l (100 °C)

Độ hòa tan hòa tan Tan trong acetone, amoniac, ete và glyxerol
Chiết suất (nD) 1.744

2.2 Tính chất hóa học

Bạc nitrat là dung dịch có tính axit yếu nhưng lại có tính oxy hóa mạnh và nó có đầy đủ tính chất hóa học của muối.

  • Phản ứng oxy hóa khử

Bạc nitrat là một chất oxy hóa có độ bền trung bình và nó có thể bị khử thành nguyên tố bạc bằng nhiều chất khử trung bình hoặc mạnh như N2H4, H3PO3, Cu…

N2H4 + 4AgNO3  → 4Ag + N2 + 4HNO3

H3PO3 + 2AgNO3 + H3O → 2Ag + H3PO4 + 2HNO3

2AgNO3 + Cu → Cu(NO3)2 + 2Ag

  • Phản ứng phân hủy

AgNO3 → 2Ag + 2NO2  + O2

  • Phản ứng với NH3

2AgNO3 + 2NH3 · H2O → Ag2O + H2O + 2NH4NO3 (lượng nhỏ amoniac)

AgNO3 + 3NH3 · H2O → Ag(NH3)2OH + NH4NO3 + 2H2O (amoniac dư)

  • Phản ứng với axit

AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3

HBr + AgNO3 → AgBr  + HNO3

  • Phản ứng với xút lỏng

2NaOH + 2AgNO3 → 2NaNO3 + Ag2O  + H2O

  • Phản ứng với khí clo

Cl2 + H2O → HCl + HClO

HCl + AgNO3 → AgCl  + HNO3

  1. Cách điều chế bạc nitrat hiện nay

Bạc nitrat được điều chế như thế nào?

Bạc nitrat điều chế từ bạc và axit nitric trong điều kiện có tủ hút khí độc do chất độc oxit nito sinh ra trong phản ứng.

Tùy theo nồng độ của axit nitric mà sản phẩm phụ được tạo ra là khác nhau:

3Ag + 4HNO3 loãng → 3 AgNO3 + 2H2O + NO

3 Ag + 6 HNO3 đặc, nóng → 3AgNO3 + 3H2 O + 3 NO2

  1. Một số ứng dụng của bạc nitrat

4.1. Trong công nghiệp

– Dùng để sản xuất muối bạc, pin bạc – kẽm.

– Dùng để tạo ra các chất kết dính dẫn điện, máy lọc khí mới,…

– Mạ bạc các linh kiện điện tử, đồ thủ công mỹ nghệ, gương, phích nước….

– Dùng trong phim ảnh như là vật liệu nhạy sáng cho phim, phim x-quang.

– Điều chế một số loại thuốc nổ như azide hoặc acetylide thông qua phản ứng kết tủa.

– Trong xi mạ ngành kim hoàn

4.2. Trong hóa học phân tích

Dùng để nhận biết các ion halogenua như ion clorua, bromide hoặc iotua.

4.3. Trong y học

– Bạc nitrat được dùng để làm tổn thương các mạch máu trên bề mặt trong mũi, giúp ngăn ngừa chảy máu mũi.

– Trong nha khoa, các nha sĩ đôi khi dùng tăm bông thấm bạc nitrat để chữa lành vết thương do loét miệng.

– AgNO3 được sử dụng để tiêu diệt các tế bào nằm trên giường móng tay.

– Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, ion bạc có khả năng khử hoạt tính Escherichia coli, một loại vi sinh vật thường được dùng làm chất chỉ thị cho ô nhiễm phân và làm chất thay thế cho mầm bệnh trong xử lý nước uống khi nó có nồng độ khoảng từ 10 – 200 microgam / lít dưới dạng Ag+.

Mua bạc nitrat ở đâu uy tín

 

Bạn đồng ý sử dụng cookie?